Chào mừng đến với sieuthietbi.vn, Đăng Ký | Đăng Nhập
Giới Thiệu | Lợi Ích | Quảng Cáo | Liên Hệ
 
Nâng cao
Trang chủ > Tin tức mới > Nghề Nghiệp Kinh Doanh > Mô hình nhiều lao động, vốn và nguyên liệu nhập khẩu đã đến lúc cần đại tu

Mô hình nhiều lao động, vốn và nguyên liệu nhập khẩu đã đến lúc cần đại tu

Ảnh minh họa.
UNIDO cho rằng Việt Nam nên bắt đầu chú ý hơn tới chất lượng FDI đang cố gắng thu hút vào và thăm dò những phương cách tối đa hóa lợi ích thu được từ đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế.
Theo khảo sát của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) trên gần 1.500 doanh nghiệp của Việt Nam cho thấy, đa số doanh nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam sử dụng nhiều lao động và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng chủ yếu là các hoạt động sử dụng nhiều lao động với đặc tính là doanh nghiệp chế tạo công nghệ thấp.
Các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu thuê lao động trong nước. Thời gian làm việc trong các doanh nghiệp FDI hoạt động trong các khu công nghiệp dường như dài hơn và lao động được trả lương thấp hơn so với mức trung bình. 
Kết quả khảo sát còn cho thấy trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu toàn cầu (tức mở rộng thị trường ra ngoài ASEAN) phần lớn các hoạt động nhập khẩu lại xảy ra thâm hụt cán cân thương mại cấp khu vực. Việc đa số các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phụ thuộc nhiều vào các đầu vào nhập khẩu phần nào đang chỉ ra rằng doanh nghiệp định hướng xuất khẩu đang có năng suất thấp.
Trên thực tế, khó khăn trên mà các doanh nghiệp xuất khẩu gặp phải cũng là thách thức chung của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
Trong kiến nghị và giải pháp đưa ra, UNIDO cho rằng, các nền tảng trụ cột của một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, vốn và nguyên vật liệu nhập khẩu đang chỉ ra sự cần thiết phải đánh giá lại mô hình tăng trưởng dựa trên FDI. Mô hình tăng trưởng này xem ra là quá tải và cần được "đai tu".
Các lợi thế cạnh tranh đã có như lao động giá rẻ và các điều kiện ra nhập thị trường thuận lợi (thị trường trong nước, khu vực và toàn cầu) dường như đang mất dần đi tầm quan trọng tương đối trong vai trò những yếu tố quyết định. 
Việt Nam dù sao vẫn được kỳ vọng là sẽ duy trì những lợi thế về giá lao động rẻ trong ngắn hạn với các mức lương vẫn tiếp tục có tính cạnh tranh so với các quốc gia khác trong khu vực.
Tuy nhiên, theo UNIDO, yêu cầu chuyển dịch theo hướng lợi thế cạnh tranh cao hơn dựa vào lực lượng lao động có tay nghề cao dường như còn bị giới hạn do hệ thống giáo dục chưa trang bị được đầy đủ để có thể đào tạo một thế hệ lao động kế tiếp có khả năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
Các trăn trở này chỉ ra yêu cầu là Việt Nam nên bắt đầu chú ý hơn tới chất lượng FDI đang cố gắng thu hút vào và thăm dò những phương cách tối đa hóa lợi ích thu được từ đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế. UNIDO nói thêm rằng, trên thực tế, FDI có thể làm gia tăng số lượng công ăn việc làm và tăng xuất khẩu nhưng các yếu tố trụ cột đi kèm với các xu hướng gia tăng này cần được tiếp tục nghiên cứu kỹ.
Gần đây, ngày 8/3/2012, tại buổi họp báo về hội thảo "Giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam", ông Duangdej Yuaikwamdee, Phó Tổng giám đốc điều hành phụ trách hương mại của Reed Tradex - nhà tổ chức triển lãm hàng đầu trong khu vực ASEAN và đã có nhiều năm hoạt động tại Việt Nam cũng đưa ra khuyến cáo rằng, Chính phủ cần phải lưu ý đối với nhóm nhà đầu tư muốn lợi dụng lao động cạnh tranh và mang theo công nghệ lạc hậu vào Việt Nam.  
Theo ông Duangdei, hai bên đối tác nên ngồi với nhau để tìm ra giải pháp về thu hút đầu tư. Bởi lẽ, trong khi Chính phủ Việt Nam cho rằng lợi thế cạnh tranh về lao động là yếu tố chính thu hút đầu tư nước ngoài thì các nhà đầu tư nước ngoài lại có thể không nghĩ như vậy mà cho rằng tăng cường đầu tư quy hoạch mới là yếu tố để thu hút đầu tư.
Phương Dung

Theo TTVN